Tổng hợp các câu hỏi về răng sữa trẻ em

Các bố mẹ trẻ ngày nay có rất nhiều mối lo về con trẻ. Trong một xã hội năng động, mọi người cùng chạy đua trong guồng quay phát triển của xã hội thì những đứa trẻ ngày nay cần được bố mẹ nâng đỡ hỗ trợ nhiều hơn để không chịu thiệt thòi với bạn bè đồng trang lứa.

Ngoài việc học ở đâu, ăn uống món gì, tập luyện thể thao ra sao? thì các vấn đề răng miệng ở trẻ nhỏ như sâu răng, trẻ mọc răng lệch, đau nhức răng… cũng làm các bậc phụ huynh đau đầu.

Việc tư vấn răng sữa trẻ em sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm trả lời tận tình

Sau đây xin trình bày tập hợp các câu hỏi thắc mắc của những gia đình có trẻ nhỏ gặp vấn đề răng miệng mà BS Nha Khoa Linh Xuân đã tư vấn trong thời gian qua. Cùng đọc xem bé nhà bạn có bị tình huống tương tự không nhé. Nếu bé nhà bạn có vấn đề và mong muốn được tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở cuối trang bài viết tư vấn răng sữa trẻ em này nhé.

Câu hỏi 1:

Chào bác sĩ, con em năm nay 5 tuổi. Lúc cháu 4 tuổi có bị ngã và có một cái răng cửa bị thâm hơi đen. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em phải làm thế nào không ạ?

Sâu răng sữa

Răng sữa đổi màu sau chấn thương

Trả lời: Chào bạn, Nha Khoa Linh Xuân xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Răng sau khi va đập bị thâm đen thường là do chấn thương tụ máu bên trong tủy răng. Máu tụ theo thời gian chuyển màu bầm đen, từ đó dần dần làm đổi màu răng.

  • Nếu trường hợp trên xảy ra đồng thời răng kèm triệu chứng sưng xẹp mũ, đau khi ăn nhai thì thường răng sẽ cần được rút tủy và sau đó trám kín lại, để tránh nguy cơ hoại tử tủy răng.
  • Nếu răng không có triệu chứng thì gia đình có thể đến nha sĩ chụp film kiểm tra và theo dõi răng này đến độ tuổi thay răng mới (khoảng chừng 5 tuổi rưỡi – 6 tuổi tùy vào từng bé)

Câu hỏi 2:

Bé nhà em 5 tuổi răng rụng hết còn chân răng, bé hay nhức răng. Có nhổ răng được không ạ?

Trả lời: Chào bạn, Nha Khoa Linh Xuân xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Bé cần thăm khám để xem các răng đó có còn giữ lại được hay không?

  • Nếu còn giữ được sẽ cần rút tủy, đặt thuốc để xẹp áp xe chân răng. Cuối cùng là Trám Răng.
  • Nếu không giữ được thì phải nhổ răng và theo dõi mọc răng thay thế.

Bàn luận:

Trong hầu hết các trường hợp, BS sẽ cố gắng bằng mọi cách giữ răng lại cho bé. Vì răng sữa có 2 chức năng quan trọng; ngoài chức năng chính là ăn nhai thì chức năng thứ hai mà các gia đình thường không biết đến đó là RĂNG SỮA SẼ ĐỊNH HƯỚNG CHO RĂNG VĨNH VIỄN MỌC ĐÚNG CHỖ.

Nếu một đứa trẻ bị nhổ răng sữa quá sớm sẽ dẫn đến nguy cơ mọc răng lệch lạc về sau như: mọc xiên, vẩu, mọc khểnh, mọc lạc chỗ.. Điều này dẫn đến tự ti cho trẻ trong độ tuổi còn đi học.

Gia đình cần cho bé đến điều trị sớm nhé. Điều này giúp bé có thói quen răng miệng tốt và có hàm răng chắc khỏe về sau.

Câu hỏi 3:

Chào bác sĩ, con em năm nay được 2 tuổi rưỡi, cháu bị té và gia đình mới phát hiện răng cửa của cháu bị gãy đôi đang còn dính tủy, đụng vào thì chảy máu rất đau. Mong bác sĩ tư vấn răng sữa trẻ em kịp thời để gia đình có hướng xử lý cho bé. Em xin cảm ơn BS nhiều.
gãy răng cửa
Gãy răng cửa là tai nạn thường gặp ở các trẻ hiếu động

Trả lời: Chào bạn, Nha Khoa Linh Xuân xin tư vấn cho bạn như sau:

Trường răng gãy này cần thăm khám kỹ rồi đưa ra quyết định. Một là sẽ nhổ nếu quá nặng. Hai là nếu còn khả năng chữa trị sẽ tiến hành rút tủy và trám lại. Quyết định trên tùy thuộc tình trạng răng hiện tại ở mức độ nặng hay nhẹ.

Vì bé còn khá nhỏ tuổi nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hợp tác với nha sĩ. Gia đình nên đưa bé ngay đến khoa răng trẻ em của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương hoặc bệnh viện Đại học Y dược. Hai nơi kể trên là phù hợp nhất để chữa trị cho các bé nhỏ tuổi.

Các trường hợp bé từ 3 tuổi trở lên và các tình huống không phải cấp cứu hoặc khó điều trị thì gia đình có thể đến thăm khám tại Nha Khoa Linh Xuân hoặc các phòng khám nha tư nhân uy tín khác gần nhà.

Câu hỏi 4:

Chào bác sĩ, tôi có con nhỏ 1 tuổi bị hô răng mức nhẹ thì có niềng được không ạ?

Trả lời: Chào bạn, Nha Khoa Linh Xuân xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cháu mới 1 tuổi còn quá nhỏ, mà mức độ nhẹ thì chưa nên can thiệp gì. Gia đình chỉ nên theo dõi bé đến tuổi mọc đủ răng sữa, tức là thời điểm 3 tuổi. Và sau đó là 6 tuổi (thời điểm bắt đầu mọc răng vĩnh viễn) và 12 tuổi (lúc hoàn tất mọc răng vĩnh viễn). Những thời điểm trên, bạn nên cho bé đến nha sĩ để kiểm tra và xin lời khuyên về việc có nên niềng răng cho trẻ hay không?

Nên tìm đến các nha sĩ có chuyên môn (chuyên khoa) về niềng răng nhé.

Câu hỏi 5:

Chào bác sĩ, bé nhà em 5 tuổi răng rụng hết còn chân răng, bé hay nhức răng, có nhổ răng được không ạ?

Trả lời: Nha Khoa Linh Xuân xin được tư vấn răng sữa trẻ em cho bạn như sau:

Hiện tại đối với những răng không bị đau nhức thì bạn nên vệ sinh thật kỹ để tránh sâu hư nặng hơn. Những răng nào trám lại được sẽ trám để có thể tiếp tục phục vụ cho việc ăn nhai.

Đối với các răng đau nhức: Bé cần thăm khám để xem các răng đó còn giữ lại được không?

  • Nếu răng còn giữ được sẽ cần rút tủy, đặt thuốc để xẹp áp xe chân răng. Cuối cùng là trám răng.
  • Nếu không giữ được thì phải nhổ và theo dõi mọc răng thay thế.

Trong hầu hết trường hợp thì nha sĩ sẽ cố gắng giữ răng lại cho bé. Vì răng sữa có 2 chức năng đó là ăn nhai và định hướng mọc răng vĩnh viễn. Các răng hiện tại bị hư nên đã mất chức năng ăn nhai. Tuy nhiên gốc chân răng vẫn còn tồn tại chính là người hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn thay thế đúng chỗ. Khi mình nhổ sớm thì các răng vĩnh viễn sẽ có nguy cơ cao mọc răng lạc chỗ.

Gửi từ Bác sĩ Lê Tuấn Anh

Giám đốc NHA KHOA LINH XUÂN

0/5 (0 Reviews)

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa LINH XUÂN được Sở Y Tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y Tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 2 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

    Vương thị thuỷ

    Bé nhà e 13 tháng bị ói vàng đang có hiện tượng mòn răng có cách nào khắc phục không ạ

      Nha Khoa LINH XUÂN

      Chào chị. Chị có thể đưa bé tới gặp nha sĩ để thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhé!

error: Nội dung được bảo vệ!!

Xin vui lòng điền số điện thoại của bạn.
Và chúng tôi gọi lại cho bạn sớm!

Chúng tôi đang gọi điện thoại cho bạn!

Cảm ơn bạn.
Chúng tôi sẽ sớm gọi lại cho bạn!

Bảng giá dịch vụ

Tư vấn nha khoa

Đặt hẹn khám răng