Đau khi niềng răng nguyên nhân và cách khắc phục

Đau khi niềng răng là một vấn đề mà bất cứ ai niềng răng rồi cũng sẽ gặp. Mức độ đau, kiểu loại đau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và sức chịu đựng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tựu chung dựa trên nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn và qua quá trình chăm sóc khách hàng. Bác sĩ Tuấn Anh – Giám đốc Nha Khoa LINH XUÂN chia sẻ có thể xét thứ tự các cơn đau nhiều nhất đến ít nhất như sau:

1. ĐAU KHI NIỀNG RĂNG DO ĐẶT THUN TÁCH KẼ

NGUYÊN NHÂN

Đây là cơn đau khó chịu hàng đầu, vì đây là thời điểm đầu tiên mà hàm răng bạn phải bắt đầu chịu lực nén lên các răng. Việc chưa thích nghi với lực di chuyển, khiến cơn đau dai dẳng âm ỉ liên tục không dứt. Một số bạn có hàm răng quá chật chội nên khi chèn thun tách kẽ sẽ gây đau, đôi khi có thể kèm khó ngủ. Đây là một tình huống bất khả kháng.

Trong các phần lớn các ca điều trị niềng răng, việc đặt thun tách kẽ là giai đoạn bắt buộc để sau đó nha sĩ có thể đặt các vòng khâu niềng răng. Tuy nhiên, cũng có lúc việc đặt thun tách kẽ là không cần thiết nếu trong ca điều trị của bạn không có chỉ định sử dụng khâu răng hàm.

CÁCH KHẮC PHỤC

Thuốc giảm đau là phương pháp hữu hiệu cho trường hợp này. Liều thuốc giảm đau phải “đủ mạnh” để chế ngự cơn đau. Nếu bạn cảm thấy thuốc bác sĩ kê đơn không đủ ức chế cơn đau thì hãy liên hệ ngay để có biện pháp phù hợp.

Rất may cơn đau khó chịu này thường chỉ tồn tại trong vòng 2 – 3 ngày và sau đó cơ thể sẽ quen dần và không còn đau nữa.

đau khi niềng răng do đặt thun tách kẽ
Đau khi niềng răng do đặt thun tách kẽ

2. ĐAU DO KHÍ CỤ NONG HÀM

NGUYÊN NHÂN

Khí cụ nong hàm thường đặt ở vùng khẩu cái (vòm họng) tác dụng để làm mở rộng cung răng. Kết quả là làm hàm răng rộng rãi và có thêm khoảng trống để sắp răng đều đặn. Thay vì phải nhổ bớt hay mài kẽ răng tạo khoảng trống.

Đây là một phương án rất hiệu quả để giảm thiểu việc mài răng hay nhổ răng tối thiểu. Tuy nhiên, khí cụ này rất cồng kềnh và vướng víu. Nó cấn cộm lưỡi rất nhiều khi ăn uống, phát âm. Do đó nếu không thật sự cần nong rộng, bác sĩ cũng sẽ rất hạn chế sử dụng khí cụ này.

KHẮC PHỤC

Vì khác với các cơn đau khi niềng răng thường chỉ giới hạn vài ngày thì khí cụ nong hàm làm trầy, hằn lên lưỡi khiến cơn đau rát luôn hiện diện mỗi khi bạn ăn uống cử động mạnh. Khí cụ nong có thể được đeo ít nhất 6 – 12 tháng hoặc suốt trong quá trình niềng răng. Bạn hãy tập ăn đồ ăn từ mềm tới cứng dần và tốt nhất hạn chế ăn đồ ăn quá cứng.

3. ĐAU SAU KHI TĂNG DÂY CUNG, TĂNG LỰC

NGUYÊN NHÂN

Mỗi lần tái khám nha sĩ sẽ tăng cỡ dây, hoặc siết thun tăng lực. Việc tăng lực dần dần sẽ khiến răng tăng tốc độ di chuyển theo sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa.

So với 2 cơn đau vừa kể trên thì mức độ này êm và dễ chịu hơn nhiều. Và cơn đau cũng chỉ tồn tại trong vòng 2 – 3 ngày rồi dần tan biến. Tuy nhiên trong thời gian nhạy cảm này, nếu bạn vô tình ăn cắn phải đồ cứng lên các răng đang di chuyển. Điều đó sẽ khiến chúng (răng) có thể tê rần, ê buốt nhiều phút sau đó.

CÁCH KHẮC PHỤC

Để khắc phục đau khi niềng răng do tăng dây cũng, tăng lực kéo. Sau mỗi lần tái khám nha sĩ bạn nên điều chỉnh chế độ ăn trong vài ngày sau đó. Nên ăn đồ ăn mềm mại một chút để tránh vô tình cắn phải các răng đau do di chuyển.

Bệnh nhân tái khám siết chun tăng lực tại Nha khoa Linh Xuân
Bệnh nhân tái khám siết chun tăng lực tại Nha Khoa LINH XUÂN

4. ĐAU DO LỞ MIỆNG

NGUYÊN NHÂN

Việc vướng víu trong miệng, gây ảnh hưởng tâm sinh lý, nội tiết tố. Một phần nữa là tác động cơ học cọ xát của bộ niềng khiến bạn có thể bị lở trong miệng mà dân gian hay gọi là nhiệt miệng. Nhiệt miệng hay lở miệng thường ít đau, tuy nhiên nếu chạm hoặc dùng các chất kích thích như cay, nóng sẽ làm vết thương rát bỏng và khó chịu.

CÁCH KHẮC PHỤC

Rất may thị trường hiện tại có khá nhiều sản phẩm để chăm sóc cho vấn đề này. Tuy nhiên gần đây về phương diện y khoa, can thiệp nhanh và hiệu quả giảm cơn đau tức thì phải kể đến đó là LASER. Ứng dụng tia sáng LASER có thể trị dứt các cơn đau do vết lở, vết trợt môi.

Từ kích cỡ nhỏ đến khổng lồ trong miệng. Mà hiện nay không loại thuốc bôi hay thuốc uống nào có thể xử lý dứt điểm ngay được.

5. ĐAU DO CỌ XÁT, DÂY CUNG ĐÂM VÀO MÁ

Mức độ này khá nhẹ so với các trường hợp đau khi niềng răng và có thể dễ dàng kiểm soát bằng sáp nha khoa (bọc lên mắc cài hay bị vướng). Dây cung thừa thì cần phải cắt bỏ phần thừa đi. Một việc nữa là khi môi má quen với sự hiện diện của bộ mắc cài và dây cung thì mức độ đau không còn đáng kể. Nó chỉ còn hiện diện như là một cảm giác khó chịu, chứ không hề đau nữa.

Niềng răng mắc cài cọ sát vào má gây đau

6. ĐAU DO NHỔ RĂNG

Thường đau do nhổ răng là bởi chân răng dài, răng khó, phức tạp, nhiều chân răng. Còn nếu là răng đơn giản, răng một chân, răng không có nhiễm trùng phức tạp thì vết thương sau nhổ sẽ rất êm dịu. Các vấn đề khác như: cơn đau ê ẩm + sưng nhẹ sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau.

7. ĐAU DO ĐẶT VIS

Mức độ này còn nhẹ hơn cả nhổ răng. So với nhổ răng, thủ thuật đặt vis diễn ra rất nhanh gọn và ít sang chấn (thường thỉ trong vòng 30s cho việc đặt 1 vis) do đó mức độ đau hầu như rất thấp. Thậm chí không cần thuốc giảm đau mà chỉ cần vệ sinh đầu vis thật tốt.

Các cơn đau do vis thường là do nhiễm trùng vis do vệ sinh kém hoặc vis đặt sai vị trí dẫn đến kích thích niêm mạc.

Đây là những cơn đau khi niềng răng phổ biến mà các bạn niềng răng thường gặp phải. Thực tế cho thấy rằng: không có khổ luyện sẽ không thể thành tài. Một chút đau đớn để đổi lại một nụ cười tự tin suốt đời là một sự đánh đổi xứng đáng phải không?

Bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ với Nha Khoa LINH XUÂN theo Hotline (028) 6682 2447 – 0911 711 174 hoặc để comment ở form bên dưới để được tư vấn thêm nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

0/5 (0 Reviews)

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa LINH XUÂN được Sở Y Tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y Tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

error: Nội dung được bảo vệ!!
.
.
.