Trám răng có gây tê không?

Khi hỏi những người đã từng có kinh nghiệm trám răng về vấn đề trám răng có gây tê không? Thì một số người nói có, một số khác lại khẳng định rằng không cần. Tại sao cùng một phương pháp trám răng nhưng lại có nhiều quan điểm bất đồng như vậy?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

1. LÝ GIẢI NHỮNG BẤT ĐỒNG XUNG QUANH CÂU CHUYỆN TRÁM RĂNG CÓ GÂY TÊ KHÔNG?

Bạn biết không? Trám răng là một “phương thuốc vạn năng” có thể trị bách bệnh về răng như: lấp kín kẽ răng thưa, phục hình răng sứt mẻ, lấp đầy cổ răng bị mòn, chữa lành răng sâu…

Sở dĩ cùng một phương pháp trám răng thẩm mỹ nhưng có người cần gây tê, có người lại không là do tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau:

  • Nếu răng của bạn đã sứt mẻ nhỏ, cổ răng bị mòn nhẹ hoặc răng thưa bẩm sinh thì trường hợp này sẽ không có nguy cơ gây ê buốt lên răng khi thao tác do đó bác sĩ sẽ không chỉ định gây tê.
  • Nếu răng bạn bị sâu đục nhiều, sâu răng đục khoét mô ngà, phá hủy tủy răng thì bác sĩ sẽ phải dùng dụng cụ nha khoa khoan dũa, làm sạch phần răng bị hư hại. Lực tác động từ mũi khoan có thể làm cho bạn cảm thấy hơi ê nhức. Do đó, bác sĩ sẽ tiêm tê cục bộ để giúp bạn không bị đau trong suốt quá trình bác sĩ trám răng.
Chích thuốc tê
Tiêm tê giúp vô hiệu hóa cảm giác đau nhức khi nha sĩ trám răng sâu đục tủy.

Thực tế, bác sĩ chỉ có thể đưa ra quyết định trám răng có gây tê không sau khi thăm khám sàng lọc và căn cứ vào film X-quang răng mà thôi.

Vậy nên, cách tốt nhất để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng của mình như thế nào, có cần gây tê khi trám răng không thì bạn nên tới Nha Khoa LINH XUÂN để bác sĩ tư vấn chính xác cho bạn.

Loading...

2. TRÁM RĂNG KHÔNG GÂY TÊ CÓ ĐAU KHÔNG?

Như chúng tôi đã chia sẻ, đối với các trường hợp răng chỉ mới hư hại ở mức độ nhẹ như mòn cổ răng, sâu răng mới chớm, răng sứt mẻ lâu ngày hoặc răng thưa thì bác sĩ sẽ không gây tê khi trám răng.

Bởi quá trình xử lý bề mặt và trám bít các loại răng này rất nhẹ nhàng. Bác sĩ sẽ thao tác ở những lớp ngoài cùng mô răng, súc rửa sạch sẽ vùng răng cần trám. Sau đó thực hiện trám phục hồi những khiếm khuyết mà không hề gây tổn hại lên răng và nướu.

Phương pháp trám răng trực tiếp:

Bác sĩ sẽ nhồi vật liệu trám trực tiếp vào vùng răng khuyết thiếu. Sau đó dùng ánh sáng LED để tạo phản ứng quang trùng hợp đông cứng chất trám. Lúc này, những bạn có hàm răng nhạy cảm sẽ có cảm giác ê nhẹ trong 1 – 2 giờ đầu. Nguyên nhân là do tác dụng của ánh sáng cường độ cao. Ngược lại, những bạn có sức khỏe răng miệng tốt thì hoàn toàn không có cảm giác ê buốt hay đau nhức nào cả.

Phương pháp trám răng gián tiếp:

Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và chế tác miếng trám thích hợp bằng sứ cao cấp. Cuối cùng dán cố định lên răng bằng keo nha khoa. Quá trình này không tác động lực lên răng nên không gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Căn cứ vào kết quả phim X-quang nha khoa. Nha sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng răng bị hư hại và có cần gây tê khi trám răng không.

Tại Nha Khoa LINH XUÂN, các bác sĩ đều có trên 12 năm kinh nghiệm và luôn cố gắng tìm phương pháp trám răng chất lượng tốt nhất và giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.

HÌNH ẢNH KẾT QUẢ TRÁM RĂNG TẠI NHA KHOA LINH XUÂN

Với kỹ thuật thao tác khéo léo và đôi bàn tay tài hoa của mình. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân trám răng an toàn, nhanh chóng và không đau. Ngay cả khi không cần dùng đến phương pháp gây tê.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bài viết “trám răng có cần gây tê không”. Bạn có thể liên hệ Hotline (028) 6682 2447 – 0911 711 174 hoặc để lại bình luận ở form bên dưới để được đội ngũ bác sĩ tư vấn nhé!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

error: Nội dung được bảo vệ!!